Gần đây, tự học chụp ảnh đã có bài viết hướng dẫn cho người mới bắt đầu chụp ảnh HDR. Hôm nay, cùng chủ đề này tự học ảnh sẽ giới thiệu 5 tips để có những tấm ảnh HDR tốt hơn.
Làm thế nào để có thể tạo ra những tấm ảnh HDR chất lượng? Đó là câu hỏi mà những người cầm máy luôn thắc mắc, sau đây là danh sách 5 tips để có định hướng đúng để bắt đầu với thể loại ảnh này.
1. Dùng tripod
Ban đầu tôi đã đắn đo không biết nên cho tripod vào danh sách tip này không vì nó có vẻ hơi thừa vì ai cũng biết nhưng nó lại là một vật dụng quan trọng nên cuối cũng có trong đây.
Tripod không chỉ giúp bạn loại bỏ rung của tấm ảnh (khi chụp với thời gian phơi lâu) mà còn giúp bạn cố định khung hình khi bạn chụp nhiều tấm ảnh với những chế độ phơi khác nhau. Tripod sẽ giúp mỗi tấm ảnh bạn chụp đề có khung hình, bố cục như tấm trước đó và sự khác nhau chỉ là chế độ phơi sáng.
2. Đừng chỉnh tone lại một chế độ sáng và gọi đó là HDR
Tôi thấy trường hợp này rất nhiều, tôi hiểu khi chụp ảnh với file RAW ta có thể kéo lại nhiều chi tiết chỉ với một chế độ sáng, bạn có thể tạo ra một tấm với chi tiết ở vùng tối, 1 tấm với chi tiết ở vùng highlight bằng Lightroom, rồi nhập 3 tấm ảnh lại với nhau nhưng nó không giống như chụp từng tấm ảnh độc lập và đó không phải là một tấm HDR thật sự.
Bạn hỏi tại sao? Một điều đơn giản là. Khi bạn chụp một tấm ảnh với chế độ đo sáng cho sẵn thì máy chỉ lấy được dữ liệu trong một khoảng sáng nhất định. Và dù bạn có làm gì đi chăng nữa thì cũng không thể thay đổi được những dữ liệu này, cái bạn thay đổi chỉ là cách thể hiện những dữ liệu này ra màn hình.
Khi bạn chụp từng tấm hình độc lập với những chế độ sáng khác nhau thì 3 tấm ảnh sẽ có những mức độ dữ liệu khác nhau để bạn có thể khai thác và những dữ liệu này bao phủ một khoảng lớn độ sáng của khung cảnh, và đây mới thực sự là High Dynamic Range. Bạn càng chụp nhiều ảnh thì lượng dữ liệu bạn có sẽ nhiều hơn. Nhưng cũng có một luật bão hoà – là sẽ có một lúc mà lượng dữ liệu bạn thêm vào sẽ không cải thiện được tấm ảnh nữa.
3. Biết khi nào mình cần HDR và khi nào không
HDR có nghĩa là dải quang lộ dài, vì vậy nếu bạn đang chụp một khung cảnh mà điều kiện sáng khá cân bằng giữa highlight và shadow (có nghĩa là quang đồ của tấm ảnh nằm gọn trong vùng giữa, không bị clip ở cả 2 cạnh) thì lúc đó ta không cần đến ảnh HDR. Những trường hợp như vậy thì máy ảnh vẫn đủ khả năng để lấy được đủ chi tiết của khung cảnh từ shadow đến highlight chỉ với một chế độ sáng. Và cũng không cần phải tốn công chụp HDR với những vật thể đang chuyển động cũng như người bởi vì khi ta tone mapping những tấm này lại thì chúng trông không ổn tẹo nào.
– Vậy khi nào thì dùng HDR?
Hãy dùng với cảnh hoàng hôn hoặc bình minh, đặc biệt khi bạn đang chụp mặt trời. Hãy chụp khi đang giữa ngày, chụp những công trình kiến trúc hoặc những vật thể nhân tạo.
4. Hãy đầu tư cho phần mềm
Để nấu một món ngon đầu tiên bạn phải thu thập được những nguyên liệu tốt và sau đó quá trình chế biến của bạn cũng hết sức quan trọng. Tương tự, khi ta đã có được những bộ ảnh tốt thì ta cũng cần một giang bếp đủ tốt để có thể hậu kì những tấm ảnh này một cách tốt nhất để đạt được kết quả tốt nhất. Có hàng tá chương trình nhập ảnh HDR, nhưng tôi xin giới thiệu 2 chương trình là HDR Soft’s Photomatix Pro và Nik Software’s HDR Efex Pro.
Cả hai chương trình này đều có những phiên bản miễn phí nhưng theo cá nhân tôi thấy kết quả không tốt bằng những bản mua được (hãy mua nếu có điều kiện). Một điều bạn nên biết là những chương trình tone mapping này dựa trên thuật toán Algorithmic nên chương trình có thuật toán càng manh thì kết quả càng tốt.
5. Kiềm chế bản thân
Đây là nguyên nhân khiến có rất nhiều cuộc tranh cãi về HDR, nhiều người thích chụp HDR theo những kiểu cao siêu và phong cách siêu thực, nhưng một số người lại nói HDR đang phá hoại thế giới nhiếp ảnh vì những tấm ảnh với độ bão hoà màu quá cao và ánh sáng kì lạ của những tấm ảnh này.
Rất dễ quá đà khi bạn tone mapping tấm ảnh của mình, nhưng nếu mục đích của bạn chỉ đơn giản là tái hiện lại những gì mà mắt mình thấy thì hãy kiểm soát bản thân lại trước khi xuất ảnh. Hãy hạn chế tạo ra những tấm ảnh siêu thực (trừ khi đó là phong cách mà bạn đang theo đuổi). Đồng thời hãy để ý những hào quang thường xuất hiện dọc theo hàng cây (như bạn có thể thấy ở hàng cây bên góc trái phía trên của tấm ảnh).
Lời kết
Danh sách phía trên không phải là cao siêu gì nhưng cũng là một định hướng tốt để bạn có thể bắt đầu với thể loại này. Sau khi bạn đã có kinh nghiệm với thể loại ảnh này và muốn tiến một bước xa hơn nữa, hãy thử kết hợp HDR và Panorama, sẽ là một trải nghiệm thú vị cho các bạn.
Nguồn xomnhiepanh.com