Phơi sáng là một kỹ thuật thường gặp khi chụp phong cảnh. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều đều có những lỗi mà bạn cần khắc phục để có thể thu được kết quả như ý muốn. Tự học chụp ảnh sẽ nêu lên cách khắc phục 10 lỗi cơ bản khi chụp phơi sáng.

Không tắt chế độ chống rung

Công nghệ chống rung có thể xuất hiện trên một số ống kính của Canon, Nikon và bên trong một số máy ảnh như Nikon, Canon, Pentax. Đây là công nghệ tuyệt vời giúp bạn có thể chụp những hình ảnh nét với tốc độ màn chập thấp nhất có thể trong điều kiện thiếu sáng. Tuy nhiên khi phơi sáng, máy ảnh của bạn sẽ cần tránh tối đa mọi sự rung động. Hệ thống chống rung hoạt động khiến ảnh của bạn dễ dàng bị nhòe, mờ do tốc độ màn chập lúc này quá thấp.

Vì vậy bạn hãy nhớ TẮT chế độ chống rung khi phơi sáng nhé.

Không sử dụng chế độ Mirror Lock-up

Đối với các máy ảnh DSLR, khi bạn chụp ảnh, gương sẽ được lật lên, sau đó màn chập mở ra để ánh sáng đi vào cảm biến. Quá trình gương lật lên lật xuống có thể khiến máy ảnh bị rung nhẹ nhưng cũng khiến ảnh bị nhòe, mờ.

Để giải quyết vấn đề này, các máy ảnh DSLR đã được trang bị sẵn chế độ Mirror Lock-up. Ở chế độ này, trong lần đầu tiên bạn bấm nút chụp, gương sẽ được lật lên. Lúc này bạn chỉ cần đợi một vài giây rồi bấm nút chụp bạn sẽ tránh được mọi rung động nhỏ nhất.

Đối với các máy ảnh Mirrorless, bạn sẽ không cần lo lắng về vấn đề này.

Không sử dụng Filter GND

Trong nhiều tình huống, chỉ cần sử dụng filter ND là đủ để bạn có một bức ảnh phong cảnh ấn tượng. Tuy nhiên, với một số tình huống ánh sáng phức tạp hơn, khi mà độ chênh lệch giữa 2 vùng bạn cần chụp quá lớn như vùng đất và trời quá lớn, chỉ filter GND mới có thể giúp bạn có những bức ảnh ưng ý nhất. Thậm chí trong tình huống này, nếu bạn nghĩ hậu kỳ có thể giúp giải quyết vấn đề của filter GND thì bạn đã nhầm!

Khép khẩu xuống f/22 để tăng thời gian phơi sáng

Chắc chắn rồi, khép khẩu càng nhỏ thì thời gian phơi sáng của bạn dài. Tuy nhiên, do hiện tượng nhiễu xạ, khi khép khẩu từ f/16 bạn sẽ khiến bức ảnh của bạn mình bị mờ một cách đáng kể. Đó là do khi khẩu khép nhỏ quá, lượng ánh sáng đi vào là không để để bức ảnh đạt độ nét tốt nhất.

Vì vậy, bạn chỉ nên khép khẩu xuống f/11, giảm ISO xuống tối đa và sử dụng các filter hỗ trợ để bức ảnh đẹp nhất.

Không điều chỉnh ISO

ISO là công cụ cực kỳ hữu ích khi bạn phơi sáng. Đôi khi chúng ta quên mất hiệu quả tuyệt vời ISO mà chỉ quan tâm đến filter cũng như tốc độ màn chập. Bạn cũng cần nhớ rằng trong máy ảnh số có một khoảng ISO mà chất lượng ảnh cho ra là như nhau. Đối với những máy ảnh cao cấp, khoảng giá trị này từ 50 đến 200.

Chúng ta đang chụp ở ngoại cảnh không phải trong Studio

Khi bạn chụp ở studio, bạn được làm việc trong môi trường yên tĩnh, kín gió, không mưa, không nắng,… rất thoải mái và không hề có yếu tố nào ảnh hưởng tới bức ảnh của bạn. Thế nhưng khi bạn chụp ngoài trời, có thể máy ảnh hay filter của bạn có thể dính nước, bụi bẩn,… Vì vậy hãy nhớ cầm theo bộ phụ kiện vệ sinh máy ảnh của mình bởi chỉ vài giọt nước trên filter cũng khiến bức ảnh cho chất lượng xấu hơn hẳn. “Nắng mưa là chuyện của trời”, ngay cả những ngày đẹp nhất cơn mưa rào cũng có thể bất chợt đến.

Sử dụng filter có chất lượng thấp

Filter là phụ kiện tuyệt vời giúp bảo vệ thấu kính trước, tăng màu sắc, chia vùng sáng,… thế nhưng khi bạn sử dụng một filter có chất lượng thấp, độ nét của ảnh sẽ giảm tới 10% so với không dùng filter. Vì vậy, bạn nên sử dụng các filter có chất lượng uy tín hoặc có thể không sử dụng để độ nét đạt cao nhất. Bạn cũng đừng lo vì thấu kính trước bao giờ cũng được chế tạo rất bền và một vài vết xước nhỏ cũng không ảnh hưởng tới độ nét bức ảnh.

Bỏ qua ảnh hưởng của gió

Như đã đề cập tới ở trên, khi phơi sáng bạn sẽ cần giữ cho máy tĩnh lặng nhất có thể. Ở ngoại cảnh, nếu ở khu vực có gió sẽ là nguyên nhân khiến ảnh của bạn bì nhòe, mờ. Lúc này hãy cố định tripod của mình chắc chắn nhất. Một mẹo hữu ích là bạn có thể treo them vật nặng bên dưới chân máy như hình bên trên để chân máy chắc chắn hơn.

Không che viewfinder khi phơi sáng

Khi bạn phơi sáng trong thời gian dài, bạn có thể gặp rất nhiều các đường sáng lạ, đốm sáng trong ảnh của mình. Đó chính là do ánh sáng đã đi qua viewfinder và đi vào cảm biến khiến bức ảnh của bạn. Tất nhiên còn rất nhiều nguyên nhân khác như do chất lượng thấu kính, filter, vị trí đặt ống kính,… nhưng nguyên nhân phổ biến nhất chính là viewfiner. Nếu viewfinder của bạn không được trang bị một nắp che, bạn có thể sử dụng một miếng băng dính đen hay thậm chí là kẹo cao su.

Nếu bạn sử dụng bộ filter bằng cách kết hợp lần lượt filter, khoảng trống nhỏ là nguyên nhân khiến ánh sáng lọt vào và ảnh hưởng tới bức ảnh. Cách giải quyết rất đơn giản, bạn chỉ cần che lại bằng miếng băng dính đen.

Cuối cùng đối với các ống kính tilt-shift hay sử dụng adaptor, bạn nên sử dụng một vòng đeo tay màu đen để che kín phần tiếp điểm giữa adaptor với ống kính.

Quá tin tưởng vào thông số của filter

Khi bạn mua một filter ND 6 bước sáng, bạn đừng nhầm tưởng rằng bất kỳ bộ filter nào cũng sẽ giúp bạn có thời gian phơi sáng lâu hơn 6 bước sáng. Do quá trình sản xuất mà đôi khi bạn có thể mua phải những filter không đạt yêu cầu. Tất nhiên sai số có thể nhỏ nhưng chỉ cần khác 1/2 bước sáng, thời gian phơi sáng đã khác nhau cả phút hay thể giúp bạn có bức ảnh như mong muốn.

Dưới đây là cách để bạn kiểm tra filter của mình:

  • Chọn một phòng kín trong nhà, chỉ sử dụng ánh sáng từ nguồn sáng duy nhất như đèn tuýp.
  • Cắm máy vào tripod và chụp ảnh để có được bức ảnh đủ sáng với một histogram tốt. Ghi lại các thông số ISO, tốc độ màn chập, khẩu độ của bức hình đó.
  • Lắp Filter mới mua vào cũng cho máy và đặt tôc độ màn chập giảm đi tương ứng với số bước sáng (f-stop) trên filter của bạn và chụp hình.
  • Lúc này bạn chỉ cần so sánh 2 biểu đồ histogram của lúc trước và sau khi lắp filter. Chắc chắn sẽ rất khó để bạn có thể tìm được một filter cho biểu đồ histogram y hệt nhưng nếu biểu đồ thứ 2 bị lệch đi quá nhiều, bạn nên chọn mua một filter khác.

Nguồn vuanhiepanh.vn