Trước khi phương tiện này bị nhiều quốc gia hạn chế sử dụng, Drone đã được sử dụng trong nhiếp ảnh rất tinh tế. Hãy cùng tự học chụp ảnh ngắm những bức ảnh tuyệt đẹp chụp từ drone.
Dưới đây là những bức ảnh độc đáo được nhiếp ảnh gia Chapple chụp lại bằng drone tại những địa điểm nổi tiếng trên thế giới trước khi máy bay không người lái bị cấm tại nhiều quốc gia.
Năm 2013, khi những chiếc máy bay không người lái đầu tiên được bán ra thị trường, nhiếp ảnh gia Amos Chapple đã tậu riêng cho mình một chiếc. Sau đó, với chiếc drone này, ông đã đi khắp thế giới để chụp ảnh những địa điểm nổi tiếng – trước khi chính quyền một số quốc gia tung ra những quy định khắc khe về việc sự dụng loại phương tiện này.
Chapple cho biết: “Có khoảng 18 tháng mà những chiếc drone có thể sử dụng bất cứ nơi đâu và mọi người đều thích thú khi xem nó. Tôi rất vui vì đã sử dụng thiết bị trong thời gian này”.
Đây cũng là nguyên nhân khiến Chapple có được một bộ sưu tập những bức ảnh độc nhất vô nhị về nhiều địa điểm trên thế giới vì việc sử dụng drone tại đây là không được phép vào thời điểm hiện tại. Dưới đây là những bức ảnh tiêu biểu trong bộ sưu tập được Chapple chia sẻ.
Bức ảnh chụp lại một trong những địa điểm nỗi tiếng nhất thế giới.
Khi máy bay không người lái đầu tiên được tung ra vào năm 2013, Chapple đã sàn lọc, đánh giá nhiều sản phẩm để tìm ra thiết bị thích hợp nhất cho hoạt động nghệ thuật của mình.
Cuối cùng, ông quyết định tậu về Phantom, một sản phẩm từ công ty công nghệ DJI của Trung Quốc với giá khoảng 470 USD. Hiện tại, thiết bị đã được Chapple bán lại.
Phantom có thể đạt độ cao tối đa 121,92 mét và chụp tối đa 100 bức ảnh trong một chuyến bay.
Ông không bỏ phí bất kỳ thời gian nào cho các sản tác. Các văn phòng và website du lịch cũng nhờ ông chụp hình để quảng bá, ví dụ như một khách sạn ở Ukraina.
Ảnh chụp nhà thờ Spilt Blood tại Saint Petersburg, Nga.
Một cái nhìn khác về nhà thờ lúc hoàng hôn.
Chiếc drone của Chapple cũng đã từng bay qua Blue Mosque, Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong những ngày đầu, Chapple thường cho drone bay qua những khu vực động đúc nhưng ông nhanh chóng nhận ra điều này có thể gây ra nguy hiểm.
Chiếc drone đầu tiên của ông gặp lỗi trong thiết kế khiến cánh quạt bị rơi ra trong một chuyến bay.
Máy bay không người lái của ông rơi lần thứ 2 vào năm 2015 trong một buổi chụp hình thương mại (khi đó ông sử dụng một chiếc drone không quen thuộc). Khi lên cao khoảng 30,4 mét, thiết bị mất kiểm soát và biến mất.
Sau đó, ông đã tìm thấy các mãnh vỡ của chiếc drone này. Chapple cho rằng bộ thu phát tín hiệu Wi-Fi của thiết bị đã gặp trục trặc.
Mặc dù đã bay không dưới 1000 lần nhưng Chapple luôn cảm thấy các nguy cơ với loại thiết bị này.
Ông nói rằng những phiền toái với drone là không mới lạ với tất cả người dùng.
Hiện tại, Chapple cố gắng sử dụng drone tại những nơi ít có người nhất. Ông nói: “Tôi chỉ sử dụng nó vào lúc bình minh, hoặc ở những nơi bị cô lập để tránh gây phiền nhiễu cho việc đi dạo của mọi người”.
Những bức ảnh tốt nhất không nhất thiết phải chụp ở những vị trí quá cao. Ở đây, chúng ta thấy 2 đô vật luyện tập trong một cái hố do họ đào tại Ấn Độ.
Trong một buổi chụp ảnh điển hình, ông thường duy trì một đường bay ngay trên đầu mình và hiếm khi cho thiết bị bay quá xa khỏi tầm kiểm soát.
Những chiếc drone không cho phép Chapple kiểm tra ngay bức ảnh sau khi chụp. Vì vậy, trong khoảng 100 bức ảnh được chụp, chỉ có 10 đến 20 bức có chất lượng chấp nhận được.
Dưới đây là một góc nhìn Nhà thờ Chúa Cứu Thế tại Moscow, trên bờ sông Moskva.
Và đây là những góc chụp khác cho thấy kiến trúc của nhà thờ.
Chapple cho biết: “Bạn không biết được điều gì cho tới khi chiếc máy ảnh trở về tay của mình”.
Drone cũng mang đến một ưu điểm so với máy bay có người lái: Bạn có thể chụp ảnh với các rủi ro do thời tiết.
“Khi bạn trả 1000 USD cho một chuyến bay trực thăng, bạn phải chắc chắn rằng mình đạt được một điều gì đó”, Chapple nói.
Ông chia sẻ: “Kết quả là những bức ảnh có màu xanh da trời, tươi sáng, đầy ánh nắng và nhàm chán. Ảnh đẹp nhất của tôi được thực hiện trong điều kiện thời tiết bất thường. Đó là những trải nghiệm bạn không thể có với máy bay trực thăng”.
Trong khoảng 18 tháng sau khi máy bay không người lái được thương mại hóa, nó là hợp pháp để bay ở bất kỳ nơi đâu. Và Chapple đã tận dụng điều này.
Hiện tại, drone không còn được tự do sử dụng nữa.
Năm 2014, Cục Hàng không Liên bang Mỹ ban hành quy định về việc thực hiện các chuyến bay thương mại bằng drone là không hợp pháp, bao gồm cả việc nhiếp ảnh. Nhiều nước khác sau đó cũng ra luật tương tự.
Chính quyền Nga từ chối cho phép Chapple bay trên điện Kremlin ở Matxcơva vì ông là công dân nước ngoài.
Trong suốt 2 ngày, Chapple ra một khu vực vắng cảnh sát. Anh chờ đợi thời điểm phương tiện giao thông đông đúc để che giấu tiếng ồn của drone và chụp ảnh điện Kremlin.
Chapple kể lại: “Tôi đã kết thúc chuyến bay của drone và chạy vào ngỏ hẻm để trốn cảnh sát. Điều này nguy hiểm nhưng đây là một địa điểm giàu tính lịch sử và tôi không cưỡng lại được sự thu hút của nó”.
Vị trí chụp ước mơ của ông là Iran nhưng luật pháp hiện tại của nước này không cho phép sử dụng drone cho việc chụp ảnh.
Chapple nói: “Tôi thậm chí đã gửi mail trực tiếp đến Bộ trưởng du lịch Iran nhưng không nhận được hồi âm”.
“Vẫn còn nhiều nơi mà drone là hợp pháp và an toàn để chụp những bức ảnh ngoạn mục”.
Chapple nói rằng ông ủng hộ sự chặt chẽ của các quốc gia nhưng vẻ đẹp của những bức ảnh khiến các fan muốn ông tiếp tục công việc này
Chapple cho biết: “Thật là tuyệt vời để khám phá hình ảnh từ trên không”.
Tham khảo Business Insider – Nguồn genk.vn