Đây là một vài tip kỹ thuật chụp nước bắn tung tóe cho chính bạn. Nhiếp ảnh tốc độ cao và nước tạo ra một công thức hoàn hảo để có những bức ảnh tuyệt đẹp và tạo ra chúng là một điều cực kì thú vị và cũng rất dễ nữa!

Bạn cần gì để chụp ảnh nước bắn tung tóe?

Bạn sẽ chắc chắn cần một người phụ tá. Anh ta hay cô ấy sẽ khiến cuộc đời bạn trở nên dễ dàng hơn. Đúng là bạn có thể tự làm mọi thứ nhưng sẽ hiệu quả hơn nếu bạn được giúp đỡ một chút, nhờ một người ném những vật thể vào trong nước, lấy chúng ra và sau đó ném chúng vào lần nữa. Và cứ thể tiếp tục.

Tiếp theo bạn cần một bể kính chứa nước tốt nhất nên làm bằng kính trong suốt với kích thước tối thiểu 24x12x16 inches.

Hãy đặt một tấm vải phủ bàn màu đen.

Sử dụng một phông nền đen (bằng giấy hoặc vải) cách bể kính tối thiểu 6 feet.

Thiết lập

Đổ đầy nước máy vào bể, phụ thuộc vào độ sâu mà bạn muốn đối tượng chụp rơi xuống mà bạn đổ một nửa hoặc đầy 2/3. Hãy nhớ rằng nếu bạn đổ quá đầy bể, mỗi lần nước bắn ra sẽ rơi ra khỏi bể. Xin hãy cẩn thận với cả đèn flash và máy ảnh của bạn khi làm việc với nước.

Dụng cụ

Mọi loại máy ảnh đều ổn cả, nhưng để có được chất lượng tốt hơn bạn có thể sẽ phải sử dụng một máy DSLR crop hay full-frame hoặc một máy ảnh không gương lật, với một ống kính tốt. Để chụp từ xa, tôi sử dụng ống kính 70-200mm, f/2.8 tại 200mm để có được độ sâu trường ảnh nhiều nhất có thể.

Về phần đối tượng cần chụp bạn có thể sử dụng bất cứ thứ gì bạn muốn. Cá nhân tôi thích sử dụng trái cây và rau quả bởi vì chúng đa dạng kích thước, hình dáng và màu sắc.

Hãy luôn sử dụng một cái tripod cho máy ảnh của bạn. Hãy thiết lập máy ảnh ở một ví trị nơi mà bạn có được khung hình đẹp của bể chứa nước, chừa ra vừa đủ khoảng trống trên, dưới và cả hai phía để chụp được nhiều cảnh nước bắn tung tóe nhất. Sau khi đã chọn vị trí cho máy ảnh xong xuôi thì đến thiết lập lấy nét bằng tay.

Lấy nét

Với bước này, hãy bảo người phụ tá của bạn giữ cho đối tượng chụp xấp xỉ với nơi bạn muốn nước bắn tung tóe. Hãy để máy ảnh ở chế độ manual (hay sử dụng back button focus). Với cách này, máy ảnh sẽ không bao giờ cần lấy nét lại mỗi lần bạn chụp ảnh, và bạn sẽ biết đối tượng chụp đó sẽ nằm trong vùng lấy nét mỗi lần nó được ném vô cùng một vị trí.

Bắt trọn những khoảnh khắc nước bắn tung tóe

Bạn sẽ phải biết bắt được những chuyển động (trong trường hợp này) được thực hiện nhờ đèn flash chứ không phải nhờ máy ảnh. Dưới đây là một ít lý thuyết để giải thích điều này.

Có thể bạn đã từng chụp được ảnh mà bạn dừng được sự chuyển động của một người hay một con vật. Bạn chụp được là nhờ tộc độ màn trập nhanh, đâu đó trong khoảng 1/4000 hay1/8000. Nhưng trong studio, nơi mà bạn sử dụng những đèn Flash hoặc Strobe, mọi thứ sẽ thay đổi.

Máy ảnh của bạn sẽ phải đồng bộ với đèn flash (tốc độ ăn đèn) và trong đa số trường hợp, điều này dẫn tới việc tốc độ màn trập 1/125 – 1/200 rất chậm để chụp được những chuyển động nhanh. May mắn thay, có một khái niệm mầu nhiệm gọi là “flash duration”. Đây là một khoảng thời gian đủ ngắn khi đèn flash phát ra ánh sáng, giúp bạn có được hiệu ứng freezing bạn muốn.

Bạn có thể sử dụng đèn flash hot shoe (đèn tốc độ) vì chúng nhìn chung có flash duration khá ngắn, nhưng chỉ ở thiết lập năng lượng bị hạn chế khoảng 1/32 hay 1/64 so với toàn bộ năng lượng. Điều đó sẽ dẫn tới mức ánh sáng thấp, nhưng bạn có thể bù lại bởi cách tăng độ ISO và mở khẩu độ.

Một lựa chọn khác tôi thích sử dụng hơn là dùng đèn Strobe với flash duration ngắn. Phần lớn nhà sản xuất sẽ công bố thông tin về flash duration của đèn strobe và mức năng lượng mà bạn đạt được flash duration ngắn nhất. Với những bức ảnh trong bài này, tôi sử dụng đèn strobe Elinchrom ELC Pro HD 500, có flash duration ngắn nhất – 1/4000 một giây – ở mức năng lượng 3.1.

Thiết lập đèn flash và camera

Để chụp cảnh nước bắn, bạn sẽ cần 2 đèn flash, một ở mỗi bên của hồ nước, chĩa thẳng trực tiếp vào chủ thể. Tôi thích dùng các phụ kiện chiếu sáng giúp hạn chế ánh sáng để chỉ chiếu vào vật thể nên nó sẽ không hắt sáng toàn bộ khung cảnh do đó sẽ tránh được sự tương phản và quá sáng không mong muốn.

Đối với shot này, tôi đặt ở ISO 100, 200mm, f/16 và tốc độ màn trập 1/125.
Đối với shot này, tôi đặt ở ISO 100, 200mm, f/16 và tốc độ màn trập 1/125.

Chụp ảnh

Đây là phần thú vị nhất. Nếu bạn có người hỗ trợ, bạn sẽ phải đồng bộ với chuyển động của họ. Khi anh ta thả vật xuống nước bạn sẽ cần bắt ngay được những khoảnh khắc đó. Thực tế thì điều này có nghĩa là bạn sẽ đếm tới 3 sau đó anh sẽ thả chúng xuống trong khi bạn nhấn nút chụp và cầu nguyện là mình đã có được đúng khoảnh khắc ấy.

Tôi chân thành khuyên bạn nên lặp lại 4 bước này trong một vài giờ. Tôi thích đặt camera chụp liên tục hoặc chụp dạng chùm (burst mode) hơn (đèn flash hoạt động rất nhanh) và ghi lại 3 hoặc 4 bức mỗi lần thả. Bằng cách đó tôi gia tăng được xác suất chụp được vật thể và cảnh nước văng tung tóe hơn.

Một vài tips nhanh:

Dùng vật thể có màu sắc sặc sỡ, bằng cách này bạn sẽ tách vật thể khỏi nền đen phía sau và các giọt nước xanh/trắng bắn lên. Điều này làm cho ảnh của bạn nổi bật hơn.

Nếu bạn chụp ảnh những vật nhỏ, hãy cố dùng một lúc 6 tới 10 cái.

Hãy cố kết hợp các vật với các kích cỡ, màu sắc, hình dạng khác nhau.

Vật càng nặng thì nó sẽ càng rơi nhanh hơn. Việc này làm cho mọi thứ trở nên khó khăn hơn để chộp được đúng khoảnh khắc. Vậy nên hãy cân nhắc điều đó.

Để có được vùng bắn nước lớn hơn, hãy dùng các vật có bề mặt lớn hoặc để chúng rơi từ vị trí cao.

Hãy rửa trái cây và rau củ kĩ trước khi bạn sử dụng chúng, cách này có thể giúp cho nước sạch hơn trong một khoảng thời gian dài.

Nếu nước bắt đầu bẩn thì hãy thay nó. Sẽ khá khó chịu nếu hồ nước dơ và bạn sẽ phải làm điều đó vài lần đấy. Nhưng tin tốt là bằng việc thực hiện điều này, bạn sẽ phải làm ít việc hơn trong quá trình hậu cảnh trong khi có được hình ảnh sạch hơn và sắc nét hơn.

Thường xuyên lau mặt trước của bể nước để loại bỏ đi những hạt nước chất đầy trên đó.

Tips xử lý hậu cảnh

Phần này cực kì quan trọng. Dù cho mọi nỗ lực bạn làm để chụp được cú tóe nước hoàn hảo thì những tấm ảnh RAW bạn có được sẽ chắc chắn vẫn cần một chút xử lý và chỉnh sửa.

Tôi chỉ sử dụng Lightroom và Photoshop cho quá trình hậu cảnh nhưng bạn có thể có được những effect mong muốn trong bất kì ứng dụng chỉnh sửa ảnh nào bạn thích.

Lau sạch nước

Sau khi bạn chọn ra những hình ảnh mình muốn chỉnh sửa, đầu tiên bạn sẽ cần lau sạch nước đã. Tôi khuyên bạn nên sử dụng Adjustments Brush với giá trị Blacks đặt tới -100. Áp dụng cách này ở bất cứ đâu trên hình ngoại trừ vật thể (điều này sẽ làm cho vật thể trở nên quá tối).

Bạn có thể dùng brush thậm chí trên những vệt nước bởi vì nó sẽ làm cho chúng sạch hơn và sắc nét hơn nhưng hãy cẩn thận đừng làm quá tay bởi vì bạn có thể mất vài chi tiết ở những chỗ tóe nước.

Chỉnh sửa cuối cùng

GIờ hãy mở ảnh bằng Photoshop, tạo một layer trống mới, chọn màu đen cho công cụ brush và bắt đầu tô cho layer mới với màu đen. Hãy cẩn thận những vùng gần chủ thể để tránh tô nhầm chúng. Bạn có thể có được màu nền đen sạch xung quanh vật thể với cách này. Bạn thậm chí có thể che đi những hạt nước nhỏ mà bạn cho là không cần thiết. Dù vậy hãy cố bảo toàn một chút bề mặt nước.

Nếu bạn thích cách mà bạn áp dụng, đã tới lúc thêm vào chút độ nét cho bức ảnh bằng cách sử dụng mask Unsharp tùy vào mức độ bạn muốn. Bạn cũng có thể thêm một chút độ tương phản và bão hòa tùy vào cách bạn muốn tác phẩm cuối cùng trông như thế nào.

Video hướng dẫn chụp nước bắn tung tóe:

Theo designs.vn – Nguồn vuanhiepanh.vn