Sự ảnh hưởng của mạng xã hội có tác động mạnh mẽ tới nhiều vấn đề trong cuộc sống trong đó có nhiếp ảnh. Liệu thế giới ảo có đang giết chết bộ môn nghệ thuật chân chính này?
*Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Allen Murabayashi – Chủ tịch kiêm Nhà đồng sáng lập PhotoShelter.
Taị Mỹ và các quốc gia phát triển khác, chúng ta được sống chìm đắm trong công nghệ nhưng hầu như không hiểu biết hết về các tác động mong đợi và cả không mong đợi của nó. Chúng ta cảm thấy vui khi yêu cầu Siri phát bản nhạc mình yêu thích nhưng không hề cân nhắc kỹ lưỡng về việc cho phép thiết bị truy cập được những gì thông qua câu lệnh người sử dụng.
Chúng ta yêu sự tiện lợi mà smartphone mang lại, yêu nhiều đến nỗi sẵn sàng cho các thói quen nguy hiểm như nhắn tin trong lúc lái xe. Và chúng ta yêu lấy khả năng kết nối không biên giới mà mạng xã hội mang lại nhưng lại cảm thấy bất lực khi ngày càng phụ thuộc vào văn hóa thích được like – bình luận.
Mạng xã hội đang giết chết nhiếp ảnh? Câu trả lời có hoặc không còn phụ thuộc vào từng hoàn cảnh. Và một năm nữa đang dần khép lại, tôi nghĩ đây là lúc thích hợp để có cái nhìn đa chiều, tổng quát về cả nhiếp ảnh và đời sống.
Nên nhớ rằng chúng ta chỉ là hàng hóa
Nhà xã hội học Katherine Cross đã từng giải thích về hiện trạng rối ren của các mạng xã hội trên chuyên trang The Verge rằng: “Bạn đang là hàng hóa được bán bởi Facebook, Twitter. Giá trị không phải ở cách chúng ta sử dụng mạng xã hội mà là cách chúng ta tương tác với người khác. Nó tạo nên môi trường mà ai cũng mong ngóng người khác quan tâm tới nội dung của mình đưa lên. Và sự chú ý chính là đơn vị tiền tệ lưu hành trong mạng xã hội, nó bao gồm lượt like, theo dõi và phát triển trang cá nhân ai đó”.
“Làm sao để phát triển trang cá nhân của bạn trên mạng xã hội? Bạn phải tạo nên nội dung. Bản chất của mạng xã hội là liên tục thúc đẩy bạn tạo nên những nội dung bất kể bạn đồng ý hay không. Việc này cốt yếu để tạo nên những thứ bán được trong nền kinh tế “sự chú ý”, bất chấp rào cản đạo đức”.
Lý giải theo một cách dễ hiểu hơn, việc cố gắng kết nối mọi người lại với nhau trên mạng xã hội thực chất là để xây nên một hệ thống hàng hóa, thu thập những nội dung được tạo nên bởi người dùng, cung cấp động lực để chúng ta dùng nhiều hơn và trở nên nghiện mạng xã hội. Chính sự nghiện ngập vô hình này khiến chúng ta ứng xử vượt quá những chuẩn mực cơ bản về văn hóa, đạo đức. Thực trạng này là điểm khởi đầu và kết thúc cho mọi tranh luận về giá trị đóng góp của mạng xã hội. Và bây giờ là một vài góc nhìn khác:
Nơi để tỏa sáng
Mạng xã hội tạo nên kết nối trực tiếp tới khán thính giả, khiến những người giữ cổng (gatekeeper) truyền thống trở nên ít quan trọng lẫn ít ảnh hưởng hơn. Bạn tự hỏi người giữ cổng là ai, trong thời điểm vàng son của công nghiệp in ấn, họ bao gồm các nhiếp ảnh gia, biên tập viên và nhà xuất bản – những người luôn có được sự ngưỡng mộ của một bộ phận công chúng, còn bây giờ đó là các trang mạng xã hội, website, …
Việc xuất bản điện tử ngày nay đã làm cho chi phí xuất bản là 0 đồng. Tuy nhiên điều này không đúng với tất cả. Những ai đang quản lý fanpage đều nhận thấy rõ mình đang trong cuộc chơi trả tiền để mang nội dung tới người xem.
Tuy nhiên với những tiếng nói cá nhân trước đây thường không được để ý hay bị từ chối ngày nay có thể được lục tìm và đưa ra bàn luận trở lại nhờ mạng internet. Mạng xã hội thực sự là môi trường lý tưởng để việc truyền miệng phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các dự án nhằm kích thích thể hiện bản thân như @everyday[insert place name] trở nên một phần quan trọng đối với nhiều người.
Khả năng tiếp cận tới số đông khán giả đã tạo nên sự bùng nổ về số lượng người ảnh hưởng. Và các nhiếp ảnh gia như Chris Burkhard, Brandon Woefel, and Murad Osmann là ví dụ tiêu biểu về người ảnh hưởng khi có số lượng người theo dõi cực khủng từ đó tạo cho họ nguồn thu nhập, không tuân theo lối mòn kiếm tiền của nhiếp ảnh truyền thống.
Mạng xã hội thực sự đang tạo nên một nơi để tỏa sáng mà ở đó chúng ta dễ dàng báo cho những người đang theo mình về một nơi đẹp đẽ hay sự kiện thú vị nào đó. Thậm chí nếu muốn có thể mời trực tiếp một người, hay đơn giản là đánh dấu sẽ tham dự một sự kiện sắp tới và bạn bè chúng ta sẽ thấy biết đâu cũng bị hấp dẫn. Thế để thấy để thu hút, tạo sự ảnh hướng tới người khác trên mạng xã hội hiện tại trở nên tiện lợi và vô cùng dễ dàng. Trước khi mạng xã hội ra đời, các hình thức như thư từ, thiệp, fax hay nhắn tin, gọi điện đều tồn tại những rào cản để chúng ta làm được điều tương tự.
Những người giữ cổng (gatekeeper)
Thế giới nghệ thuật là một ví dụ hoàn hảo về cuộc sống thiên biến vạn hóa của những người giữ cổng, nơi chỉ một số ít các cuộc triển lãm của nghệ sĩ được đánh giá cao. Một mặt điều này giúp sàn lọc ra những tác phẩm có giá trị, hình mẫu tạo nên bởi những chuyên gia thực sự. Tuy nhiên rất nhiều website khác có thể copy, dùng chung một nguồn thông tin như thể tài sản riêng của họ, dẫn tới sự trùng lặp lẫn lộn trong thế giới ảo. Và kiểu nhiếp ảnh “lướt sóng” này không thể là thể loại nhiếp ảnh duy nhất khi chụp hình tại các bãi biển được.
Mặt khác chi phí xuất bản kỹ thuật số là không có. Thế có nghĩa là chúng ta ai cũng có tiếng nói riêng, theo cả mặt lợi lẫn hại. Cây viết Becket Adams, nhà nghiên cứu của tờ Washington đã từng nhận định: “Chưa bao giờ chúng ta có thể lan truyền những thứ vô bổ một cách nhanh và dễ dàng đến vậy, tất cả nhờ vào mạng xã hội”.
Khi mọi thứ đều có thể được tiếp cận từ đầu ngón tay, chúng ta chỉ cần biết một cách để thu nhận thông tin. Với website, SEO là cách để người đọc truy cập thông qua từ khóa tìm kiếm. Với các nền tảng mạng xã hội như Youtube, Instagram, Facebook, cách để người xem tiếp cận dễ dàng hơn. Các thuật toán thông qua việc gắn thẻ địa lý, hashtag, … Cả những nội dung bạn like trên mạng xã hội ảnh hưởng đến những gì bạn thấy, từ đó tạo nên “bong bóng” thực tế.
Cộng đồng
Mạng xã hội mở ra khả năng kết nối tới tất cả mọi người trên thế giới có cùng mối quan tâm, sở thích. Đây là cơ hội để các nhiếp ảnh gia như Neo-Nazis tạo nên một hướng rẽ khác cho bộ môn nhiếp ảnh.
Nhìn từ khía cạnh marketing, câu hỏi mà nhiếp ảnh luôn cần tự vấn xoay quanh các thành phần tham gia mạng xã hội: “Ai đang là người xem mà bạn đang có và ai là người xem bạn mong muốn?”. Nếu việc xây dựng nên một cộng đồng người hâm mộ trên mạng xã hội không mang lại cho bạn nhiều dự án chụp hình để kiếm tiền nhiều hơn thì ít nhất sự cố gắng của bạn cũng sẽ mang lại những lợi ích to lớn. Đó là khi bạn cố gắng bán sách, ảnh, workshop, preset chỉnh màu, … Khi đã có một lượng lớn người theo dõi thì chi phí marketing những thứ đó rẻ hơn rất nhiều.
Vai trò của cộng đồng còn vượt trên mục đích marketing bởi nó có thể giúp nhiếp ảnh gia giải quyết những vấn đề mà không cần tiêu tốn tài chính. Khi tham gia vào một cộng đồng cũng là lúc mở ra cơ hội để bạn (cũng như bao thành viên khác) có thể kết nối và xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng. Hay cần sự tư vấn về giá cả, bản quyền, các vấn đề liên quan đến kinh doanh khác, … tất cả đều được cộng đồng giải đáp. Thậm chí tôi từng thấy một số nhiếp ảnh gia đã kêu gọi sự đóng góp cho các dự án cộng đồng như giáo dục, y tế vốn chẳng liên quan gì tới nghề nghiệp của họ. Nhưng thế để thấy mạng xã hội và cộng đồng bên trong đó có tiềm năng và sức mạnh to lớn đến mức nào.
Vũ khí hóa nhiếp ảnh
Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi cộng đồng không còn tin vào truyền thông và nhiếp ảnh “nhúng chàm” phục vụ các vấn đề liên quan chính trị hay để troll nhau trên mạng xã hội. Như hình ảnh những kẻ không ra gì thường bị làm mờ và thêm một cái meme vào để kích động sự quá khích hay sợ hãi cho người xem. Chính mạng xã hội luôn có xu hướng khuếch đại “chuyện bé xé ra to” khi truyền thông tin tới người xem, tạo nên cảm xúc yêu ghét mà những người giữ cổng (ở đây là Facebook, Twitter, …) hiếm khi đứng ra nhận trách nhiệm của mình trong các vụ việc như vậy và thường mặc kệ để các vấn đề tự giải quyết.
Sự thừa thãi trong nhiếp ảnh
Mạng xã hội không chịu trách nhiệm cho tình trạng thừa thải trong nhiếp ảnh. Cũng giống như bao ngành sáng tạo khác, sự nổi lên của công nghệ kỹ thuật số chi phối chi phí sản xuất nội dung. Và mạng xã hội đang đóng góp những hình ảnh, nội dung ngày càng có sự trùng lặp và tạo nên môi trường cạnh tranh khiến nhiều thứ bị giảm giá trị.
Tất nhiên là vẫn có những thể loại nhiếp ảnh dạng “ngách”, nơi các nhiếp ảnh gia và người có cùng đam mê tạo dựng cộng đồng riêng. Nhiếp ảnh thiên văn là một ví dụ, đang tăng dần sự quan tâm của công chúng trong vài năm gần đây. Tham gia vào thể loại ảnh này đòi hỏi nhiếp ảnh gia hiểu rõ được thời tiết và diễn biến của môi trường như khi nào trời tối hẳn hay chu kỳ vận động của mặt trăng. Nó tạo nên nhu cầu mua sắm các thiết bị máy ảnh chuyên dụng từ lens fix góc rộng khẩu độ lớn cho tới chân máy.
Tôi là chuyên gia mạng xã hội
Mạng xã hội thường tạo nên cho tôi những lo lắng không cần thiết. Tôi đã không dùng Twitter cho đến gần đây, và nhận thấy kiến thức thu nhận được về các vấn đề hiện tại không nhiều bằng sự phiền toái, sai lệch trên nền tảng này mang lại. Chúng ta không thể xúc phạm mọi thứ cũng như sống không nổi khi không có được sự công nhận (qua lượt like, theo dõi, bình luận, …) của người khác. Và chúng ta cũng không thể dễ dàng đầu tư vào một con người xinh trai xinh gái nào đó thông qua một mối quan hệ xã giao kiểu mới đi ăn trưa cùng nhau.
Dù vậy tôi vẫn thúc đẩy bản thân có tiếng nói tới một bộ phận cộng đồng nhất định, không chỉ bao gồm các nhóm cực đoan hay thích kinh ban tế thế. Tôi muốn nói tới tất cả nhiếp ảnh gia, những người muốn thu mình lại và chỉ quan tâm tới góc trời riêng của mình: chụp chim cò, động vật, cosplay hay đồ ăn, …
Cộng đồng bạn đang tham gia chính là cách bạn giúp xây dựng nó. Theo một cách nào đó việc dùng mạng xã hội phản ảnh cuộc sống thực ngoài đời chúng ta mong muốn có được. Tìm kiếm nguồn cảm hứng và tiếng nói mang tính xây dựng giúp ích cho cả việc phát triển kinh doanh và bản ngã trong nhiếp ảnh, điều này giúp mạng xã hội trở thành công cụ vô cùng mạnh mẽ nhưng không hề hoàn hảo.
Theo Petapixel – Nguồn genk.vn