Chắc hẳn đây là một câu hỏi mà tự bản thân mỗi người luôn thắc mắc, đặc biệt là các bạn mới chơi. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn nhé.

Nếu bạn đang chuẩn bị mua cho mình chiếc máy ảnh ống kính rời (SLR) đầu tiên, bạn nên biết rằng bạn không chỉ đang mua một chiếc máy ảnh: bạn đang mua một “hệ thống” cho chiếc máy ảnh của mình. Ngoài thân máy, bạn sẽ mua thêm một hoặc hai ống kính, bạn sẽ mua thêm đèn flash và rất nhiều phụ kiện khác; bạn sẽ sử dụng các phụ kiện này với chiếc máy ảnh tiếp theo của mình. Các phụ kiện có thể có giá ngang bằng hoặc thậm chí là cao hơn giá máy ảnh, do đó đây không phải là một yếu tố ít quan trọng trong việc mua máy.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại máy, bao gồm máy không gương lật và các máy SLR số (DSLR). Nếu bạn chọn máy ảnh DSLR, bạn sẽ phải chọn môt trong ba thương hiệu chính: Canon, Nikon và Pentax. Pentax có thị phần nhỏ, xong các thân máy và ống kính của hãng thường có khả năng chống chịu thời tiết tốt, ví dụ như Pentax K-30. Sức mạnh của các hệ máy Pentax là các ống kính có tiêu cự cố định, do đó với Nikon và Canon bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn về ống kính, đồng thời cũng có khả năng nâng cấp lên máy ảnh full-frame – các sản phẩm không có trong danh mục sản phẩm của Pentax.

Máy ảnh

Cả Nikon và Canon đều có một số mẫu DSLR cho thị trường cấp thấp (dưới 1000 USD), đi kèm với các ống kính 18-55mm. Các thân máy này sử dụng cảm biến ảnh APS-C, có kích cỡ ngang bằng với 75% của một thước phim 35mm (đo đường chéo). Do phần gắn ống kính của DSLR thường được dựa trên các chuẩn phim 35mm cũ, bạn sẽ nghe nhiều về yếu tố cắt hình (crop factor) khi sử dụng các thân máy APS-C này: sử dụng ống kính 18-55mm trên thân máy APS-C là tương đương với sử dụng ống kính 28-80mm trên camera ống kính 35mm (camera full-frame).

Mẫu máy cấp thấp hiện nay của Canon là EOS Rebel T3: mẫu máy này có giá 550 USD với ống kính, tuy vậy mẫu máy này đã khá cũ và giá bán trên mạng có thể thấp hơn. Về tính năng, mẫu máy này cũng tương đương với mẫu cấp thấp của Nikon, chiếc D3100 – có giá niêm yết là 650 USD, cho dù máy cũng đã cũ và cũng được rao bán trên mạng với giá rẻ hơn. Cả 2 máy ảnh này đều sử dụng màn hình LCD, kính ngắm dạng 5 gương (pentamirror), chỉ có khả năng chụp 3 hình/giây. Cả 2 máy có hệ thống tự động lấy nét khá hữu dụng khi sử dụng kính ngắm quang học, tuy vậy hơi chậm khi được dùng ở chế độ Live View (dùng màn hình LCD để chụp ảnh).

Là các mẫu cấp thấp, cả EOS Rebel T3 và D3100 đều có chế độ hướng dẫn (Guide Mode), giúp người dùng hiểu rõ hơn về chức năng của máy ảnh. Ngoài các chế độ thông thường như Automatic, Program, Aperture, Shutter, và Manual SLR, 2 mẫu này còn có chế độ chụp nhanh (Scene). Chế độ này sẽ tự động tối ưu các tùy chỉnh cho các cảnh như hành động nhanh, thiếu sáng, ảnh ngoài trời tuyết v…v…

Những máy đắt hơn của cả 2 hãng đều sẽ cung cấp thêm nhiều tính năng hơn. Chiếc EOS Rebel T4i của Canon và chiếc D5100 của Nikon cho phép chụp liên tiếp nhanh hơn, riêng chiếc T4i có thêm màn hình cảm ứng. Các mẫu cao cấp hơn như EOS 7D (Canon) và D7100 (Nikon) sẽ đem đến cho bạn tính năng tự động lấy nét tốt hơn, thêm nhiều nút điều khiển vật lý, cùng một lăng kính ngắm năm mặt. Điểm nổi trội là Canon và Nikon đưa ra các tính năng khá tương đồng nhau ở các mức giá gần nhau – Canon có thể có lợi thế trong việc tự động lấy nét video với chiếc T4i (khi bạn sử dụng một trong hai ống kính STM có sẵn), nhưng D5200 có hệ thống tự lấy nét cao cấp hơn và có thể tích hợp một adapter Wifi đi kèm.

 

EOS Rebel T4i
EOS Rebel T4i

Chỉ riêng Nikon có một số máy ảnh bỏ qua lưới lọc tín hiệu thấp. Phần lớn các camera chuyên nghiệp bỏ qua lưới lọc này do chúng làm giảm độ nét của ảnh. Đổi lại, ảnh có nguy cơ gặp phải tính trạng màu gợn sóng (nhiều dải màu dạng cầu vồng) xuất hiện khi chụp một số chất liệu bề mặt – tuy vậy nếu như ảnh của bạn gặp phải hiệu ứng không mong muốn này, bạn có thể bỏ hiệu ứng đó đi bằng Lightroom hoặc Photoshop. Chiếc máy ảnh full-frame D800E, có cảm biến 36MP (độ phân giải cao nhất trên các máy SLR của cả Nikon và Canon) cũng không có lưới lọc tín hiệu thấp, và các mẫu APS-C đầu bảng của công ty, D7100 cũng vậy.

Sự tương thích của các mẫu máy ảnh với các ống kính

Nếu bạn có một chiếc máy ảnh 35mm cũ của Nikon hoặc Canon, có khả năng bạn sẽ có thể sử dụng các ống kính từ chiếc máy ảnh cũ này với chiếc DSLR mới của mình. Khi Canon thực hiện bước chuyển từ lấy nét bằng tay sang lấy nét tự động vào thập niên 1980, hãng cũng thay đổi các chân lắp ống kính của mình, do đó bạn sẽ không thể sử dụng các ống kính lấy nét bằng tay trên các camera có chân gắn ống kính FD như Canon AE-1 lên một máy ảnh DSLR của Canon. Tuy vậy, nếu bạn có một chiếc máy ảnh phim 35mm EOS của Canon, tất cả các ống kính của bạn đều sẽ có thể lắp đặt và hoạt động trên các máy DSLR của Canon.

Các máy DSLR của Nikon có thể sử dụng phần lớn các ống kính do hãng sản xuất từ sau năm 1977, ví dụ như ống kính 50mm khẩu độ f/1.2 (xem hình trên), tuy vậy có một số ngoại lệ. Trang web của người hâm mộ Nikon có một biểu đồ ghi rõ về sự tương thích của ống kính và thân máy, tuy vậy rõ ràng là các ống kính lấy nét bằng tay sẽ không thể tự động lấy nét trên các camera đời mới. Nếu bạn sử dụng một chiếc máy ảnh phim cũ, trường ngắm (field of view – FOV) của các ống kính cũ trông sẽ hẹp hơn trên các máy DSLR có ống kính APS-C. Các ống kính này cũng sẽ thu được lượng sáng tương đồng, tuy vậy do cảm biến APS-C là nhỏ hơn so với cảm biến 35mm, những dữ liệu ở phần xung quanh sẽ không được thu vào trong hình.

Nếu bạn sử dụng các ống kính mới hơn, sự cắt hình như mô tả ở trên sẽ không phải là vấn đề lớn do phần lớn các ống kính hiện nay được thiết kế nhằm phục vụ cho cảm biến APS-C. Một ống kính có tiêu cự 18mm trên một chiếc máy ảnh full-frame sẽ thu được một bức hình có trường ngắm rộng đến mức bạn phải cẩn thận để tránh ngón tay của mình hiện lên khung hình. tuy vậy, nếu bạn đem ống kính này lên máy ảnh APS-C, khung hình thu được sẽ là vừa phải, tương đương với một ống kính 28mm trên thân thân máy full-frame.

Do vậy, các bộ ống kính APS-C đi kèm với các máy DSLR sẽ không chụp được toàn bộ khung hình của máy 35mm. Các bộ ống kính APS-C này được Canon sử dụng mã hiệu EF-S, trong khi sản phẩm của Nikon được gọi là DX. Điều khác biệt chủ yếu là các ống kính EF-S của Canon sẽ chỉ hoạt động trên các máy APS-C của hãng và không hoạt động trên các máy full-frame (ví dụ như EOS 6D). Trong khi đó, các ống kính DX của Nikon có thể sử dụng được trên cả các máy APS-C và các máy full-frame như D600 bằng cách sử dụng một chế độ cắt hình (crop) đặc biệt chỉ sử dụng một phần của cảm biến ảnh để chụp hình.

Do vậy, nếu bạn có thể trở thành “con nghiện” của bộ môn nhiếp ảnh và có thể mua một máy full-frame trong tương lai, lựa chọn Nikon sẽ cho bạn khả năng tái sử dụng các ống kính APS-C trên các máy full-frame. Ống kính EF-S 17-55mm f/2.8 IS USM của Canon là một sản phẩm tuyệt vời với mức giá dưới 1200 USD, nhưng bạn sẽ không thể sử dụng ống kính này trên máy Canon full-frame. Sản phẩm cùng mức giá của Nikon, ống kính 17-55mm 17-55mm AF-S DX Zoom-Nikkor 17-55mm f/2.8G IF-ED cũng sẽ hoạt động trên máy FX của Nikon, nhưng ảnh sẽ được chụp ở độ phân giải thấp hơn và bạn cũng sẽ chỉ có trường ngắm 25-80mm.

Bạn cũng có thể dự tính lâu dài cho tương lai và mua các ống kính full-frame. Phần lớn các ống kính không zoom của Canon đều là EF, và bạn có thể mua ống kính EF chất lượng cao với mức giá cao hơn. Khoảng một năm về trước vấn đề tương thích này không phải là quá quan trọng, nhưng gần đây các máy full-frame đang được giảm giá và số lượng người đam mê nhiếp ảnh sử dụng máy ảnh với cảm biến cao hơn ngày càng nhiều; do cảm biến full-frame cho chất lượng chụp tốt hơn trong điều kiện thiếu sáng. Ngoài ra, máy full-frame cũng có khả năng tạo ra độ sâu để tạo thành nền mờ cho bức ảnh. Giá của các máy full-frame thường từ 2000 USD trở lên, nhưng chắc chắn con số này sẽ giảm xuống trong thời gian tới.

Kho ống kính hiện thời

Canon và Nikon đều có khoảng 70 ống kính để người tiêu dùng lựa chọn, bao gồm các ống kính 18-55mm đi kèm với phần lớn các máy APS-C cho đến các ống kính quang học chụp xa đắt gần bằng ô tô. Canon thiết kế các ống kính cao cấp của mình với một vòng tròn đỏ và tên bắt đầu bằng chữ L, xong Nikon không đưa ra “đặc điểm nhận dạng” chung nào cho các mẫu ống kính đắt tiền của hãng cả.

Do số lượng ống kính là khá lớn nên chúng ta sẽ chỉ cùng đi qua một vài mẫu đáng chú ý. Mẫu EF 50mm f/1.8 II của Canon (giá 125 USD) từ lâu đã được khen ngợi là một ống kính có giá trị tốt do mức giá thấp và khả năng chụp các nguồn sáng. Tuy vậy, ống kính này phù hợp với các máy full-frame hơn một chút so với các máy APS-C, do tiêu cự của máy khiến cho việc sử dụng trong khung cảnh hẹp trong nhà trở nên khó khăn.

Ống kính EF 35mm f/2 đắt hơn ở mức giá 320 USD nhưng lại là một sản phẩm phù hợp cho người dùng mới “tập tành” DSLR hơn các ống kính 18-55mm khác. Ống kính AF-S Nikkor 50mm f/1.8G của Nikon có giá 220 USD, đây là một ống kính khá nhanh cho các camera APS-C, ngoài ra ống kính AF-S DX Nikkor 35mm f/1.8G cũng chỉ có giá 200 USD, tuy vậy nếu dùng máy full-frame hình chụp của bạn với ống kính này sẽ bị thu hẹp lại.

Ống kính EF 40mm f/2.8 STM của Canon có giá 200 USD, và là một sản phẩm Nikon không thể sánh kịp. Đây là một ống kính mỏng, rất sắc, có thể chụp hình full-frame và có mô tơ STM cho phép tự động lấy nét video mượt mà hơn khi sử dụng cùng chiếc Rebel T4i. Một sản phẩm độc đáo khác của Canon là chiếc MP-E 65mm f/2.8 1-x Macro Photo. Khác với các ống kính macro khác (có độ phóng đại 1:1), ống kính này có thể phóng đại lên tới tỉ lệ 5:1 – tuy vậy ống kính này chỉ có thể lấy nét bằng tay và lấy nét ở gần. Bạn không thể dùng ống kính này để chụp một vật ở xa.

Những người thích chụp trong điều kiện đủ sáng, Canon có các sản phẩm f/1.2 có thể chụp lại được hơn 50% ánh sáng so với các ống kính f/1.4. Cả 2 mẫu EF 50mm f/1.2L USM (1600 USD) và EF 85mm f/1.2 II USM đều rất đắt, nhưng Nikon cũng không có sản phẩm nào sánh bằng 2 ống kính này. Bức ảnh ở phía dưới được chụp với ống kính nói trên ở khẩu độ tối đa, và cho thấy độ sâu nền cực kì hẹp mà ống kính này có thể tạo ra. Nikon cũng có sản phẩm Nikkor 50mm f/1.2, giá chỉ bằng một nửa so với sản phẩm của Canon, xong không hỗ trợ tự động lấy nét.

Nikon có ống kính full-frame rộng nhất, chiếc AF-S Nikkor 14-24mm f/2.8G ED giá 2000 USD. Sản phẩm này được giới thiệu cùng với máy DSLR full-frame đầu tiên của công ty (D3). Ống kính EF 16-35mm f/2.8L II USM chỉ có giá vào khoảng 1700 USD và zoom xa hơn một chút, xong lại không rộng bằng. Canon cũng có mẫu EF 8-15mm f/4L Fisheye USM ở mức giá 1500 USD, xong sản phẩm này lại chậm hơn rất nhiều so với ống kính của Nikon và bạn phải sửa nhiễu mắt cá (fisheye distortion) bằng Photoshop.

AF-S Nikkor 14-24mm f/2.8G ED​
AF-S Nikkor 14-24mm f/2.8G ED​

Ngoài ra, cả 2 công ty cũng có các sản phẩm có tiêu cự 400mm hoặc 800mm, giá của Canon là 14000 USD trong khi Nikon có giá 18000 USD.

GPS và Wi-fi

Canon có sản phẩm DSLR duy nhất với GPS và Wifi tích hợp là chiếc máy ảnh full-frame EOS 6D. Công ty cũng bán một sản phẩm GPS đính kèm, mang tên gọi GP-E2 với mức giá 390 USD. Sản phẩm này sẽ thêm thông tin địa điểm vào các máy Rebel T4i, EOS 7D, EOS 5D Mark III và EOS 1D X. Ngoài Rebel T4i ra, tất cả các mẫu máy ảnh này đều là các sản phẩm cao cấp. Bạn cũng có thể thêm kết nối Wi-fi vào các máy 5D, 7D và 1D của Canon, thông qua một vài phụ kiện khác nhau. Kết nối Wifi này không phải để kết nối với smartphone hay đăng ảnh lên mạng. Thay vào đó, Wi-fi được dùng để chuyển ảnh từ máy ảnh sang máy vi tính – dành cho các nhiếp ảnh gia không muốn nối dây hoặc dành cho các thợ ảnh chuyên nghiệp tham gia các sự kiện và do đó cần chuyển ảnh lên một chương trình chỉnh sửa ảnh trong thời gian ngắn.

Nikon cũng có một số phụ kiện GPS, ví dụ như chiếc GP-1 giá 265 USD hoặc chiếc GP-1A giá 312 USD. Với 2 sản phẩm này, toàn bộ dòng DSLR của công ty đều có thể tích hợp GPS. Nikon cũng đưa ra một đầu phát Wi-fi cao cấp cho camera, và đòi hỏi sản phẩm cần phải có adapter WU-1a (cho D3200, D5200, D7100) hoặc WU-1B (D600) giá 60 USD. Các sản phẩm này cũng sẽ cho phép bạn chuyển ảnh từ DSLR của mình sang smartphone.

Vậy, bạn nên chọn sản phẩm nào?

Nếu bạn là một người chụp bình thường, lựa chọn Nikon hay Camera cũng đều sẽ là “đủ dùng” – bạn cũng có thể thêm một ống kính chụp nhanh, một ống telezoom và một đèn flash, nhưng có lẽ như vậy là đủ. Bạn nên thử ra các cửa hàng, thử kính ngắm, thử vị trí của các nút bấm và chọn sản phẩm khiến cho bạn thoải mái nhất – lịch sử cho thấy thiết kế các máy ảnh này sẽ không thay đổi quá nhiều theo thời gian.

Những người dùng mang thiên hướng nghệ sĩ với các bức hình ẩn dụ có thể sử dụng Nikon do dòng Nikon có mức độ tương thích với ống kính lấy nét bằng tay cao hơn – một vài ống kính cũ của Nikon sẽ tạo ra những bức ảnh không quá sắc và không tương phản bằng các ống kính mới – tạo ra thẩm mỹ rất đẹp cho các bức hình nghệ thuật. Mặt khác, Canon có ống kính macro 5:1 duy nhất trên thị trường và rất nhiều ống kính tự động lấy nét với khẩu độ lên tới f/1.2 – xong phần lớn các sản phẩm này đều rất đắt tiền. Cả Nikon và Canon đều có những ống kính 50mm f/1.8 không đắt tiền, giảm tầm nhìn xuống còn 1 tiêu cự và cũng đủ nhanh để làm mờ nền và chụp thiếu sáng.

Nếu bạn có đủ tiền và xác định sẽ gắn bó lâu dài với nhiếp ảnh – hãy thử tính đến việc nhảy lên con thuyền full-frame. Đây sẽ là một sự đầu tư đáng kể, nhưng bạn sẽ có kính ngắm lớn hơn và chụp thiếu sáng tốt hơn rất nhiều. Một chiếc SLR 35mm của Canon và Nikon cũng sẽ nhận được trường ngắm lớn hơn so với các máy sử dụng cảm biến APS-C thông thường.