Ống kính EF50mm f/1.4 USM, ống kính được nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp yêu thích. Vậy vì sao các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp lai yêu thích ống kính này? Ống kính này có gì đặt biệt? Điểm nổi bật của ống kính này là gì? Hãy cùng tự học chụp ảnh tìm hiểu về ống kính này nhé.

Hoàn hảo cho những chuyến tiêu khiển

Tôi thích ống kính EF50mm f/1.4 USM vì nó có trọng lượng nhẹ, và khắc họa màu sắc đẹp đẽ. Khi chụp ngược sáng, các tông màu được giữ lại một cách dễ dàng, và bạn thậm chí có thể chụp được hiệu ứng flare đẹp. Khi mua ống kính khẩu lớn, tôi bị giằng xé giữa ống kính này và ống kính EF50mm f/1.2L USM, và cuối cùng quyết định sau khi cân nhắc về trọng lượng và tính di động.

Là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, trong các chuyến công tác, tôi sẽ mang theo một vài ống kính khác vì chúng đóng vai trò thiết yếu trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, với các chuyến đi cá nhân, tôi có khả năng hài lòng ngay cả khi đây là ống kính duy nhất tôi mang theo.

Sử dụng ngược sáng để tạo ra hiệu ứng flare đẹp

EOS 5D Mark III/ EF50mm f/1.4 USM/ FL: 50mm/ Manual exposure (f/11, 1/60 giây, EV±0)/ ISO 400/ WB: Auto
EOS 5D Mark III/ EF50mm f/1.4 USM/ FL: 50mm/ Manual exposure (f/11, 1/60 giây, EV±0)/ ISO 400/ WB: Auto

Tôi thích ống kính này vì nó tạo ra hiệu ứng flare đẹp ở điều kiện ngược sáng mà không bị lóa sáng quá mức ở các vùng sáng. Tháo loa che nắng, và mạnh dạn để ánh nắng chiếu vào. Với ảnh này, tôi đặt máy ảnh sao cho mặt trời nằm ở rìa ống kính, và điều chỉnh bố cục để bao gồm mặt trời nhiều hơn hoặc ít hơn cho đến khi tôi tìm được một bố cục mang lại cho tôi hiệu ứng flare đạt yêu cầu.

Trước đây, tôi thường sử dụng các ống kính cũ yêu cầu phải lấy nét thủ công. Những ống kính đó rất tốt khi bạn có thể có thời gian chụp và chụp lại, nhưng bạn không thể sử dụng chúng để nắm bắt những cơ hội chụp ảnh bất ngờ, đây là lý do tại sao tôi sử dụng ống kính tương thích AF, EF50mm f/1.4L USM.

Cũng đáng chú ý là hiệu ứng bokeh độc đáo bạn có thể có được khi chụp ở khẩu độ tối đa, với tôi nó có vẻ xoáy một cách sống động. Cũng có hiện tượng tối bốn góc nhẹ. Đây là hai đặc điểm giúp làm nổi bật những yếu tố bạn muốn thu hút sự chú ý. Nếu bạn muốn chụp những cánh đồng hoa và các cảnh tương tự, bạn sẽ có thể chụp được những tấm ảnh siêu thực khó tin có cảm giác như thể được chụp từ ngoại tầng không gian.

Hiệu ứng bokeh xoáy thu hút sự chú ý đối với những đối tượng chính nhỏ bé

EOS 5D Mark III/ EF50mm f/1.4 USM/ FL: 50mm/ Manual exposure (f/1.4, 1/800 giây, EV+1,7)/ ISO 100/ WB: Auto
EOS 5D Mark III/ EF50mm f/1.4 USM/ FL: 50mm/ Manual exposure (f/1.4, 1/800 giây, EV+1,7)/ ISO 100/ WB: Auto

Khi bạn càng đến gần khẩu độ tối đa, ánh sáng ở vùng ngoại biên bắt đầu tối một chút, và những vòng tròn bokeh xoáy bắt đầu xuất hiện. Để sử dụng những hiệu ứng này, hãy đặt yếu tố bạn muốn thu hút sự chú ý ở giữa ảnh. Đây là cách tôi muốn nhấn mạnh chú bướm. Hiệu ứng bokeh tiền cảnh được tạo ra bằng cách đến thật gần đối tượng đến mức những bông hoa xung quanh chạm vào ống kính.

Mặc dù một số người có thể thấy hiệu ứng bóng ma và lóa là cần tránh bằng mọi giá, tôi thuộc về nhóm các nhiếp ảnh gia thích hiệu ứng flare và thích thú với hiệu ứng lóa và bóng ma của ống kính. Ví dụ nếu tôi không muốn các hiệu ứng đó, tôi chỉ cần dùng loa che nắng hoặc chỉnh hiện tượng tối bốn góc bằng quy trình xử lý ảnh RAW. Ống kính này phù hợp hoàn hảo với phong cách của tôi, và đó là lý do tại sao tôi thích nó.

Theo canon-asia – Nguồn vuanhiepanh.vn