Nếu bạn đã thông thạo kiến thức cơ bản về khung hình, cách chụp, và chụp một bức ảnh, hãy cố gắng phát triển nó hơn nữa. Biến nó thành sở thích, hoặc thậm chí là sự nghiệp, thay vì chụp những bức ảnh kỳ nghỉ, thú cưng và trẻ con thông thường. Đây là lúc bắt đầu tạo nên điều tuyệt vời, thay vì những bức ảnh tàm tạm thông thường.
Tìm người có khả năng giúp bạn mua một chiếc máy ảnh tốt có thể dùng được. Có thể bố hoặc người bạn nhiếp ảnh gia của bạn có dư một chiếc máy phim SLR. Nếu bạn không có máy ảnh, hãy mượn cho đến khi bạn mua được. Hầu như các loại máy ảnh kỹ thuật số từ thập niên trước, và các loại máy ảnh phim đã qua sử dụng, đều đủ tốt để bạn có được những bức ảnh đẹp. Việc có máy ảnh riêng sẽ là một sự hỗ trợ lớn.
Học những điều cơ bản, nếu bạn chưa biết gì. Kiến thức cơ bản về chụp ảnh gồm có bố cục, về cơ bản nó là cách sắp xếp một đối tượng trong khung ảnh, ánh sáng, và các hoạt động cơ bản của máy ảnh. Xem Cách để Chụp hình Đẹp hơn với các hướng dẫn cơ bản.
Sẵn sàng. Ít nhất một nửa thời gian, sự khác biệt giữa một bức ảnh đẹp và bức ảnh thông thường là xuất hiện đúng lúc đúng chỗ, với máy ảnh trong tay. Luôn luôn mang theo máy ảnh bên người. Đảm bảo sử dụng máy ảnh thường xuyên. Chỉ mang theo thôi thì chưa được.
Ở đó. Sẵn sàng vẫn chưa đủ. Ken Rockwell có chia sẻ về trải nghiệm đầu tiên của ông, Bạn biết từ nào sai trong logic của tôi không, “bất cứ thứ gì cũng đều tự nó thể hiện?” Tôi đã là người xem. Tôi đã nghĩ rằng nhiếp ảnh là chụp ảnh những đối tượng hòa hợp với nhau. KHÔNG! Bạn phải đi ra ngoài và tìm. Tìm và thấy là phần khó… chụp ảnh những gì bạn tìm được là điều bình thường.
Đứng dậy, đi ra ngoài và chụp ảnh. Đi ra ngoài mọi lúc trong ngày, mỗi ngày, và tìm kiếm đối tượng. Đừng chờ đợi thời cơ đến (nhưng hãy sẵn sàng khi nó đến!); hãy ra ngoài và tìm chúng. Tìm kiếm cơ hội ở bất kỳ nơi nào bạn đến (cho dù ở khu buôn bán hay nơi nào khác trên thế giới), và đi đến nhiều nơi để tìm chúng. Nếu bạn có thể thấy điều gì đó trong đầu, cơ hội là bạn có thể lên bố cục và chụp nó!
Ngưng tìm kiếm đối tượng chụp mà hãy học cách quan sát.
- Tìm màu sắc. Hoặc ngược lại: tìm đối tượng hoàn toàn không màu, hoặc chụp ảnh trắng đen.
- Tìm kiếm sự lặp lại và đồng điệu. Hoặc ngược lại, tìm kiếm đối tượng bị cô lập hoàn toàn khỏi những vật xung quanh.
- Tìm ánh sáng, và sự thiếu sáng. Chụp ảnh bóng râm, hoặc tương phản, hoặc tia sáng đi qua một vật nào đó, hoặc những đối tượng hoàn toàn trong bóng tối. Nhiều người cho rằng ‘giờ vàng’ (hai tiếng cuối cùng trước khi trời tắt nắng) là điều kiện ánh sáng lý tưởng để chụp ảnh. Điều này là do hướng ánh sáng tạo ra, có thể tạo chiều sâu khi được chụp đúng cách. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa bạn không thể chụp hình vào giữa ban ngày mà vẫn có thể tìm được ánh sáng tốt. Ánh nắng trực tiếp có thể được xem là rất chói, hãy tìm điều kiện sương mù hoặc bật chế độ bóng râm để tìm ánh sáng dịu đẹp. Tuy nhiên, luật được đặt ra là để phá bỏ, vì vậy đừng áp dụng những nguyên tắc này quá cứng nhắc!
- Tìm cảm xúc và cử chỉ nếu bạn đang chụp hình người. Họ có thể hiện sự hạnh phúc? Sự tinh nghịch? Nỗi buồn? Trông họ có trầm tư? Hay họ trông hơi khó chịu khi có máy ảnh chĩa vào mình?
- Tìm kết cấu, hình dáng, và kiểu mẫu. Những bức ảnh trắng đen đẹp là điều tuyệt vời vì ảnh trắng đen buộc người nhiếp ảnh phải tìm kiếm những điều này.
- Tìm sự tương phản. Tìm một vật nổi bật với phần còn lại của bức ảnh. Trong bố cục của bạn, dùng tầm nhìn rộng (hoặc ống kính góc rộng) rồi đến gần hơn và chụp. Tìm độ tương phản của mọi thứ ở trên: màu sắc trong khung cảnh ảm đạm, ánh sáng trong bóng tối, và vân vân. Nếu bạn chụp ảnh người, thử đặt (hoặc tìm) đối tượng của bạn vào bối cảnh khiến họ nổi bật. Tìm kiếm sự hạnh phúc ở những nơi không ngờ đến. Tìm một người xuất hiện nổi-bật trong đám đông. Hoặc phớt lờ điều này và đưa họ hoàn toàn ra khỏi bối cảnh bằng cách mở ống kính hết cỡ để làm mờ hậu cảnh. Ngắn gọn…
- Tìm bất cứ thứ gì bắt được sở thích của người xem mà không phải là đối tượng truyền thống. Khi bạn tìm được chủ đề của mình, bạn sẽ thấy mình rốt cuộc chỉ chụp đi chụp lại các đối tượng này. Điều này là tốt. Tìm những đối tượng ngoài chủ đề sẽ cải thiện khả năng chụp ảnh của bạn không giới hạn, bạn sẽ sớm thấy một thế giới khác hoàn toàn.
Giữ bức ảnh của bạn đơn giản nhất có thể. Đến thật gần đối tượng. Dùng chân, và ống kính zoom (nếu có) để điều chỉnh bố cục. Tránh những vật không quan trọng trong bối cảnh để hiểu được ảnh trọn vẹn.
Chụp ảnh phim. Nếu bạn đã chụp ảnh phim, sau đó cũng chụp ảnh kỹ thuật số. Cả máy ảnh phim và máy số đều có chỗ đứng của mình trong kho dụng cụ của một nhiếp ảnh tập sự. Chúng đều có ưu và nhược điểm riêng, và cả hai sẽ chỉ cho bạn những đặc tính khi chụp một bộ ảnh khác. Đặc tính kém nhất của máy ảnh số là có độ cân bằng không tốt như máy phim, và ngược lại.
Máy ảnh số cho bạn phản hồi ngay lập tức về những gì bạn làm đúng và những gì bạn làm sai. Chúng cũng không tốn chi phí chụp thử. Cả hai đều vô giá đối với người mới chụp ảnh. Tuy nhiên, việc không tốn chi phí của máy ảnh số làm cho người chụp dễ có thói quen chụp “bừa bãi” và hy vọng sau cùng sẽ có một bức ảnh đẹp.
Máy phim buộc bạn phải cẩn thận hơn với những gì mình chụp. Thậm chí cả một triệu phú cũng bất đắc dĩ ngồi trên du thuyền của mình chụp 36 bức ảnh về chiếc khăn tắm của ông ấy bằng máy phim. Động lực chi phí khi chụp nhiều ảnh hơn có thể dẫn đến thiếu kinh nghiệm (điều này là không tốt), nhưng nó khiến bạn suy nghĩ kỹ hơn trước khi chụp (điều này có thể tốt, nếu bạn biết rõ nên làm gì trước khi chụp ảnh). Hơn nữa, ảnh phim vẫn có vẻ ngoài của riêng nó, và bạn cũng có thể nâng cấp thành thiết bị phim chuyên nghiệp chất lượng cao từ thứ rẻ tiền lố bịch.
Trình bày tác phẩm đẹp nhất của bạn với người khác. Nói cách khác, tìm bức ảnh đẹp nhất của bạn và cho người khác xem bức ảnh đó. Thậm chí nhiếp ảnh gia giỏi nhất cũng không có được bức ảnh đẹp nhất sau mỗi lần chụp; họ chỉ chọn lọc rất kỹ những gì họ có cho người khác xem.
- Hãy nghiêm khắc về điều này. Nếu bạn thấy chúng không đẹp, đừng bao giờ cho người khác xem. Tiêu chuẩn của bạn sẽ nâng cao theo thời gian, và thậm chí những bức ảnh bạn từng cho rằng tạm được sẽ có thể trông chẳng ra đâu sau vài tháng. Nếu điều này có nghĩa rằng tất cả những gì bạn có trong một ngày chụp ảnh đáng giá là một hoặc hai bức ảnh, thì như vậy là ổn. Trên thực tế, nó có thể có nghĩa là bạn chỉ đang khắt khe với bản thân vừa đủ.
- Không nên xem ảnh ở kích thước đầy đủ. Ken chỉ ra rằng phần quan trọng nhất của một bức ảnh là những gì có thể thấy được qua kích thước đã được xử lý. Nhiều người sẽ bắt những lỗi sai khi họ chỉ có thể thấy ảnh chưa cắt xén 100% của bạn. Không sao cả, vì họ không đáng để lắng nghe. Hãy thoải mái cắt bỏ những thứ trông không đẹp khi nó chiếm hết 1/4 (hoặc ít hơn) khung hình của bạn.
Tìm và tiếp thu những phê bình của người khác. Đừng mắc bẫy vào việc đăng “hãy nhận xét ảnh của tôi” hay những suy nghĩ trên mạng; họ thường là những người thích soi ảnh được đề cập ở trên. Tuy nhiên, tìm kiếm những lời phê bình có tính xây dựng là điều tốt, miễn là bạn thận trọng với người cho nhận xét.
- Tiếp thu ý kiến từ các nghệ sĩ. Nếu ai đó có những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời để trưng bày: ảnh, tranh, âm nhạc hay bất cứ thứ gì, thì đây là lý do để thực hiện chúng một cách nghiêm túc, vì các nghệ sĩ hiểu được những ảnh hưởng theo bản năng, cho dù có thuộc lĩnh vực của họ hay không (và nếu ảnh của bạn không có sức ảnh hưởng nào, thì nó tốt hơn là nên được xóa đi). Đa số những người không phải nghệ sĩ cũng có khả năng đó mặc dù họ không rành về bố cục để chỉ ra bạn làm tốt ở đâu (và nhiều khả năng họ nói tốt với bạn để tránh làm bạn cảm thấy tổn thương.
- Bỏ qua những người chê bai ảnh của bạn nhưng lại không có bức ảnh nào đẹp để trưng bày cả. Quan điểm của họ đơn giản là không đáng để nghe.
- Nhận ra bạn làm đúng ở đâu và sai ở đâu. Nếu có người thích ảnh của bạn, thì điều gì khiến họ thích nó?. Nếu không, vậy bạn đã làm sai điều gì?. Như đã nói ở trên, các nghệ sĩ khác sẽ có thể cho bạn biết những điều này.
- Không nên quá khiêm tốn nếu có người thích tác phẩm của bạn. Điều này là bình thường, nhiếp ảnh gia cũng thích kiệt tác của mình được khen như mọi người. Thế nhưng cũng không nên quá tự phụ.
Tìm những tác phẩm truyền cảm hứng cho bạn. Điều này không có nghĩa chỉ thiên về kỹ thuật hoàn hảo; bất kỳ tên hề (giàu có) nào có thể gắn ống kính tiêu cự 400mm, khẩu độ f/2.8 vào máy ảnh SLR hơn 67 triệu VNĐ, chụp ảnh một chú chim với độ phơi sáng tốt, siêu nét, nhưng vẫn không làm họ trở thành Steve Cirone. Thay vào đó, hãy tìm những tác phẩm khiến bạn vui vẻ, cười, khóc, hoặc cảm nhận được bất kỳ điều gì, chứ không phải những tác phẩm khiến bạn nghĩ đến độ phơi sáng tốt và rõ nét. Nếu bạn thích ảnh về người, hãy xem tác phẩm của Steve McCurry (tác giả bức ảnh Cô gái Afghanistan), hoặc xưởng ảnh của Annie Leibowitz. Nếu bạn dùng Flickr hay bất kỳ trang mạng chia sẻ ảnh nào, thì hãy chú ý đến những người truyền cảm hứng cho bạn (thế nhưng đừng dành quá nhiều thời gian vào máy tính mà quên mất phải ra ngoài chụp ảnh).
Tìm hiểu những chi tiết vụn vặt về kỹ thuật. Không, đây không phải phần quan trọng nhất trong nhiếp ảnh. Trên thực tế, nó là một trong những phần kém quan trọng nhất, đây là lý do tại sao mọi thứ lại như thế này; một bức ảnh đẹp được chụp bằng cách ngắm-và-chụp mà không cần những điều này, thì thú vị hơn nhiều so với một bức ảnh nhàm chán với độ nét và phơi sáng hoàn hảo. Nó cũng đẹp hơn rất nhiều so với bức ảnh không được chụp vì ai đó quá bận để quan tâm đến điều nhỏ nhặt này.
Tuy vậy, bạn cũng cần biết nhiều kiến thức về chụp ảnh như tốc độ màn trập, khẩu độ, tiêu cự ống kính,… và những hiệu ứng nào sẽ có trong ảnh của bạn. Chúng không thể biến một bức ảnh tệ thành đẹp được, nhưng chúng đôi khi có thể giúp bạn không bị mất một bức ảnh đẹp do vấn đề kỹ thuật và thậm chí có thể biến những bức ảnh đã đẹp lại còn đẹp hơn.
Tìm chủ đề chụp. Bạn có thể thấy mình đủ giỏi về giao tiếp để chụp ảnh người. Bạn có thể thích ra ngoài cho dù thời tiết như thế nào để bạn có thể chụp ảnh phong cảnh. Bạn có thể có ống kính tiêu cự dài và thích các cuộc đua mô tô đến nỗi bạn cảm thấy hứng thú khi chụp ảnh chúng. Hãy thử tất cả những điều này! Tìm chủ đề bạn thích, và chụp giỏi, nhưng cũng đừng giới hạn bản thân.
Lời khuyên
Không nên phụ thuộc vào kỹ thuật và những mánh khóe hậu xử lý như HDR để làm cho ảnh đẹp hơn. Nếu nó trông nhàm chán thì hãy thẳng tay xóa hoặc vứt đi.
Mua sách mới xuất bản về nhiếp ảnh. Hãy tiết kiệm tiền và mua sách đã qua sử dụng miễn là nó phù hợp với thời nay. Tham khảo và xem nhiều sách nhiếp ảnh trước khi mua. Đồng thời, xem nhiều tạp chí (âm nhạc, con người, gia đình, vườn, kiến trúc, trẻ em – bất cứ thứ gì khiến bạn hứng thú). Những bức ảnh trông như thế nào? Nhiếp ảnh gia chụp ra sao?
Xem ảnh của người khác, hoặc tranh trong tạp chí ảnh cũng giúp ích cho bạn. Nhận xét những bức ảnh đó. Lập danh sách hai điều tốt và hai điều bạn muốn thay đổi trong ảnh.
Tự mình chụp ảnh và nhờ người khác kiểm tra tác phẩm của bạn.
Hầu như các loại máy ảnh số từ thập niên trước, và hầu hết các loại máy ảnh phim từ trước đến giờ, đều đủ tốt để bạn có được những bức ảnh đẹp tuyệt vời. Đừng lo lắng về thiết bị đi kèm cho đến khi bạn hạ mức cơ bản xuống. Cho dù có tốt hơn thì cũng đừng bao giờ lo lắng về thiết bị đi kèm.
Đọc hướng dẫn. Nếu bạn có máy ảnh riêng và có sách hướng dẫn, hãy đọc hướng dẫn và thử các chức năng khi đọc. Đọc ở nơi bạn không bị xao nhãng.
Tập trung cố gắng để tạo nên từng bức ảnh đáng giá. Đặc biệt, một trong hai mươi bức ảnh có thể là bức chủ chốt, một trong 100 là tốt, một trong 1000 là bức ảnh khiến người khác “Ồ”, và nếu may mắn, bạn có thể có được bức ảnh để đời bạn mà ai cũng phải công nhận.
Không nản lòng. Nếu ảnh của bạn vẫn chưa cho thấy bất kỳ cải thiện nào sau vài ngày hoặc vài tuần, hãy kiên trì! Nhiếp ảnh cũng là về sự kiên trì và cống hiến.
In bức ảnh đẹp nhất của bạn thành khổ rộng vừa phải.
Thoát chế độ tự động; điều này cho phép bạn tập trung vào việc chụp những bức ảnh tuyệt đẹp thay vì bận tâm đến những yếu tố kỹ thuật vụn vặt. Chuyển sang chế độ “Lập trình”, nếu có, và chọn lập trình hoán chuyển để có được những kết hợp khác nhau về khẩu độ và tốc độ màn trập. Nếu bạn chỉ có thể có được ảnh đẹp với chế độ “Thủ công”, hãy sử dụng nó, nhưng giả sử bạn đang ở chế độ ưu tiên tốc độ 50s và thiếu chế độ tự động cũng không làm bạn trở nên “chuyên nghiệp “.
Luôn luôn có tạp chí ở bất cứ đâu bạn đến. Chúng không giống nhau vì khi xuất bản những bức ảnh luôn luôn được thay đổi để trông đẹp nhất, nhưng ít nhất bạn cũng có thể tìm những ví dụ về màu sắc và hình dáng ở chế độ 2D.
Khi chọn máy ảnh, bạn phải thật cẩn thận. Vì mua máy ảnh 16 triệu VNĐ không có nghĩa bạn sẽ chụp tốt ngay lập tức. Nếu bạn mua máy ảnh đắt hơn, hãy tìm hiểu từng chức năng thật kỹ.
Không nên mua theo nhãn hiệu. Ví dụ, máy Nikon 4 triệu VNĐ cho người mới bắt đầu có nhều đặc trưng giống nhau (v.d Quang học, gấp 4 lần tỉ lệ) như máy ảnh cho người mới bắt đầu (thường rẻ hơn) nhưng chỉ khác nhãn hiệu.
Cảnh báo
Khi chụp ảnh người ở nơi công cộng hãy luôn tỏ ra tử tế và nhớ rằng nếu bạn đang chụp ảnh cho một người cụ thể hoặc chụp chân dung, trước hết hãy xin họ cho phép bạn chụp? Nhớ cảm ơn và cho họ xem ảnh… Có thể vì một số lý do mang tính xã hội hay tôn giáo mà tại sao một số người không muốn bạn chụp hình họ? Đồng thời cũng có giấy chứng nhận sử dụng ảnh xem bạn dùng ảnh chụp người với mục đích tiền bạc hay kinh doanh…
Những thứ bạn cần
Máy ảnh. Bạn nên có ít nhất hai cái, nếu được: một máy phim, một máy số.
Theo kiwihow.vn – Nguồn vuanhiepanh.vn