Học thuyết Gestalt trong nhiếp ảnh đường phố là gì? Các học thuyết Gestalt được các nhà tâm lý học người Đức phát triển vào những năm 1920 theo sự hướng dẫn của Max Wertheier với niềm tin rằng trí óc sử dụng các khuynh hướng tự tổ chức để tạo thành một “cái nhìn tổng thế”.
Những học thuyết này giải thích cách chúng ta nhận thức những điều mà mình trông thấy và tổ chức chúng trong trí óc để tạo ra “sự hiểu ảnh”. Ý tưởng cơ bản là, khi chúng ta đối diện với một khung cảnh hỗn độn về thị giác, trí óc chúng ta sẽ đơn giản hóa thành các khuôn mẫu và hình dạng dễ nhận biết hơn. Những học thuyết này được gọi là Nguyên tắc Gestalt.
Nguồn gốc của từ Gestalt có nghĩa là hình dạng/hình/cấu trúc được thống nhất thành một tổng thể. Vì vậy, các học thuyết thường được bắt đầu với “Tổng thể không chỉ là sự tổng hợp của các thành phần” bởi vì trí óc chúng ta nhận thức một hình ảnh trong hình dạng tổng thể, chứ không phải là các thành phần riêng biệt. Đó là cơ chế để trí óc không bị rối lên khi nhìn một hình ảnh.
Nhiếp ảnh là hành động trình bày hình ảnh cho người xem, nên chúng ta có thể sử dụng Nguyên tắc Gestalt khi chụp ảnh để tác động đúng vào trí óc của người xem. Đây là cách chúng ta có thể truyền tải ý tưởng hình ảnh hiệu quả hơn.
Nguyên tắc Gestalt (các quy luật) có thể hữu ích để tìm hiểu xem nhận thức thị giác hoạt động như thế nào và tại sao một số hình ảnh lại sống động hơn những hình khác. Dưới đây là Nguyên tắc Gestalt đối với nhiếp ảnh đường phố.
Tính đơn giản
Trí óc của chúng ta nhận thức hình ảnh dưới hình dạng đơn giản nhất. Quy luật đơn giản giải thích rằng điều quan trọng là đơn giản hóa hình ảnh để giúp mắt và trí óc cảm thấy thoải mái khi bắt đầu giải thích những gì mà chúng ta đang cố gắng thể hiện.
Vì vậy, khi chúng ta chụp một khung cảnh, cố gắng tìm hình dạng đơn giản nhất để biến chúng thành hình ảnh thú vị và “dễ tiêu hóa” cho trí óc. Và sau một thời gian, trí óc sẽ ngấm sâu hơn và nhận ra ý nghĩa thực sự của hình ảnh.
Tính đối xứng
Các yếu tố đối xứng trong một hình ảnh được nhận thức là một phần của cùng một nhóm. Mối quan hệ của hai bên giúp chúng ta nhận thức được các yếu tố là một hình hợp nhất. Khi chụp ảnh chúng ta có thể sử dụng quy luật này để tạo ra sự nhận thức về hình ảnh tổng thể mà trên thực tế bao gồm hai hoặc nhiều yếu tố.
Sự đối xứng có thể được tạo ra bằng cách cân bằng hoặc phản chiếu các yếu tố. Tuy nhiên, đôi khi bố cục đối xứng có thể khá nhàm chán, và điều này phụ thuộc vào sự sáng tạo của chúng ta để chụp những bức ảnh thú vị và vui nhộn.
Hình và nền
Trong một hình ảnh duy nhất, đôi khi chúng ta cần thể hiện một chủ thể (sự quan tâm chính) nhưng mắt của người xem không thể nhìn thấy rõ ràng vì chủ thể được hòa vào phông nền. Quy luật hình-nền sẽ giúp chúng ta giải thích yếu tố nào sẽ được nhận thức là hình và yếu tố nào sẽ là nền.
Hình là chủ thể hoặc điều quan tâm chính và nền là phông nền phía sau hoặc xung quanh hình. Hình không hẳn luôn là một chủ thể, mà đôi khi cũng là một khu vực. Trí óc của chúng ta sẽ nhận thức khu vực nhỏ nhất hoặc tương phản nhất là hình và khu vực lớn hơn là nền.
Đồng bộ
Quy luật đồng bộ giải thích rằng các yếu tố thị giác đang di chuyển theo cùng một hướng sẽ được nhận thức là một thành phần của nhóm thống nhất. Vì vậy, khi chúng ta nhìn khung cảnh có một nhóm các yếu tố đang cùng di chuyển, trí óc của chúng ta sẽ thấy đó là một nhóm, còn những yếu tố đứng yên hoặc di chuyển theo hướng khác sẽ được xem không thuộc nhóm. Hiểu theo quy luật này, chúng ta có thể tạo ra hình ảnh một nhóm mà trên thực tế bao gồm các yếu tố khác nhau hoặc cũng có thể lượt bỏ các yếu tố ra khỏi nhóm.
Tính gần gũi
Một nhóm các yếu tố gần nhau có thể được nhận thức rằng có sự liên quan gần gũi hơn là nếu chúng xa nhau. Vì vậy, nếu muốn tạo ra sự liên kết giữa các yếu tố trong một hình ảnh, chúng ta cần đặt chúng gần nhau hơn.
Tính đồng điệu
Trí óc của chúng ta nhận thức được các yếu tố thuộc cùng một nhóm nếu chúng trông giống nhau. Quy luật đồng điệu có thể được bắt đầu với việc sử dụng màu sắc, hình dạng, kích thước, kết cấu hoặc bất kỳ thuộc tính nào khác.
Các yếu tố không liên quan nhưng có cùng thuộc tính, sẽ được nhận thức là cùng một nhóm. Hiểu theo quy luật đồng điệu, chúng ta có thể kết nối các yếu tố không liên quan với nhau bằng cách sử dụng màu sắc, hình dạng, kích thước hoặc kết cấu. Bố cục trùng lặp được thực hiện theo quy luật này.
Sự tiếp diễn
Quy luật tiếp diễn giải thích rằng trí óc chúng ta có khuynh hướng tiếp tục tưởng tượng ra hình dạng hoặc đường kẻ vượt ra ngoài điểm kết thúc. Các chủ thể sẽ được gom lại như một tổng thể nếu chúng là một đường thẳng hoặc theo một hướng. Các hình dạng hoặc đường nét sẽ được nhận thức là một yếu tố duy nhất chỉ cần chúng tiếp diễn kể cả khi bị phân đoạn.
Các phân đoạn càng trơn tru, mượt mà thì chúng ta sẽ càng thấy rằng chúng là một hình dạng hoặc đường nét thống nhất. Ví dụ có thể sử dụng sự tiếp diễn của đường chủ đạo để hướng mắt của người xem đến chủ thể chính mà chúng ta muốn họ thấy.
Sự đóng kín
Một trong những điều tuyệt vời mà trí óc có thể làm là khả năng hoàn thiện các hình dạng không tồn tại. Trí óc chúng ta có khuynh hướng hoàn thành các chủ thể chưa hoàn thành. Đây là quy luật đóng kín được sử dụng để giải thích cách trí óc có thể lấp đầy khoảng trống giữa các chủ thể hoặc đường nét chưa hoàn chỉnh.
Trí óc của chúng ta có kỹ năng nhận biết các yếu tố của một hình ảnh ngay cả khi yếu tố đó chỉ là một phần của chủ thể lớn hơn. Trong một hình ảnh, hình dạng hoàn chỉnh có thể gây nhàm chán. Do đó chúng ta có thể cung cấp cho trí óc thông tin đủ để hình thành nên hình, nhưng vẫn giữ lại một chút cho sự tưởng tượng. Hiểu học thuyết Gestalt trong khi nhiếp ảnh đường phố giúp chúng ta tạo ra một hình ảnh có khả năng dẫn dắt trí óc của người xem theo cách chúng ta muốn bằng cách sắp xếp bố cục các yếu tố một cách hiệu quả.
Có thể khẳng định, học thuyết Gestalt nói về nhận thức và thực tế
Theo canon-asia – Nguồn vuanhiepanh.vn