Crop APS-C và Full Frame: Cảm biến nào phù hợp cho chân dung? Với niềm vui thích nhiếp ảnh, bạn đang muốn lấn sân chụp ảnh chân dung. Nhưng chiếc máy của bạn hiện tại chỉ sử dụng cảm biến APS-C. Với nhu cầu là chụp chân dung, bạn đang phân vân không biết có nên nâng cấp lên Full Frame hay không? Tự học chụp ảnh sẽ gửi đến bạn bài viết này mong sẽ giúp ích cho các bạn.

Bạn có thể tham khảo bài so sánh loạt ảnh chụp chân dung từ máy ảnh sử dụng hai loại cảm biến này trênPetaPixel, do nhiếp ảnh gia Manny Ortiz thực hiện, VnReview chuyển ngữ. Trong bài so sánh này, Manny Ortiz sử dụng hai chiếc mirrorless của Sony là Sony a6000 sử dụng cảm biến APS-C và Sony a7 II sử dụng cảm biến Full Frame để so sánh cho nhu cầu chụp chân dung.

[vc_video link=”https://www.youtube.com/watch?v=L_tU-sl-7G0″ el_width=”80″ align=”center”]

Ống kính Sony 55mm f/1.8 được gắn trên chiếc Sony a6000 (tương đương với tiêu cự 82.5mm trên Full Frame) và ống Sony G-Master 85mm f/1.4 gắn trên Sony a7 II. Với combo a7 II và 85 f/1.4, khẩu độ được đặt ở f/1.7. Với combo a6000 và 55 f/1.8, khẩu lớn nhất f/1.8 được chọn.

crop-aps-c-va-full-frame-cam-bien-nao-phu-hop-cho-chan-dung

crop-aps-c-va-full-frame-cam-bien-nao-phu-hop-cho-chan-dung-2

crop-aps-c-va-full-frame-cam-bien-nao-phu-hop-cho-chan-dung-3

crop-aps-c-va-full-frame-cam-bien-nao-phu-hop-cho-chan-dung-4

Quan sát các ảnh chụp có thể thấy, hình ảnh được chụp từ a6000 (cảm biến crop) cho hậu cảnh rõ hơn so với a7 II (cảm biến full-frame) do năng lực xoá phông của cảm biến crop có phần hạn chế hơn cảm biến full-frame, trong khi với ảnh chân dung chúng ta cần làm nổi bật chủ thể. Dù vậy, có thể thấy độ chênh lệch không lớn.

Để kết luận, Manny Ortiz cho rằng: mặc dù máy ảnh cảm biến full-frame có những lợi thế nhất định khi chụp ở cùng một tiêu cự, nhưng thực sự nó không phải là vấn đề lớn khiến bạn phải đau đầu lựa chọn APS-C hay full-frame để chụp ảnh chân dung.

Tác giả: Minh Hùng / vnreview.vn

Nguồn vuanhiepanh.vn